Giao dịch ngân hàng có xu hướng giảm mạnh
Các giao dịch liên ngân hàng vẫn tập trung chủ yếu vào kỳ hạn qua đêm khi chiếm tỷ trọng hơn 90%.
Thống kê hoạt động liên nhà băng tuần từ 9/8 – 13/8 vừa được ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy, theo báo cáo của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài qua hệ thống, doanh số giao dịch trên thị trường liên nhà băng trong kỳ bằng Việt Nam Đồng đạt xấp xỉ 627.012 tỷ đồng, bình quân 125.402 tỷ đồng/ngày, giảm 27.805 tỷ đồng/ngày so với tuần 02/8/2021 - 06/8/2021; doanh số giao dịch bằng đô la quy đổi ra VND trong tuần đạt khoảng 126.271 tỷ đồng, bình quân 25.254 tỷ đồng/ngày, giảm 1.392 tỷ đồng/ngày so với thống kê của tuần trước đó.
Xem thêm: vay tín chấp MSB, vay tín chấp ngân hàng MSB, vay tiêu dùng MSB
Các giao dịch ngân hàng tập trung ở thời hạn qua đêm
Theo kỳ hạn, các giao dịch tiền VND chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm (chiếm 84% tổng doanh số giao dịch) và kỳ hạn 01 tuần (8% tổng doanh số giao dịch). Đối với giao dịch bằng tiền đô la Mỹ, các kỳ hạn có doanh số lớn nhất là kỳ hạn qua đêm và 01 tuần với tỷ trọng lần lượt là 72% và 18%.
Về lãi suất, đối với các giao dịch thanh toán bằng VND, so với thời điểm tuần trước, lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần nhìn chung chịu khuynh hướng giảm nhẹ. Cụ thể lãi suất bình quân một số kỳ hạn then chốt như qua đêm, 01 tuần và 01 tháng giảm ở mức 0,11%/năm, 0,24%/năm và 0,21%/năm xuống mức 0,83%/năm, 0,98%/năm và 1,30%/năm.
Đối với các giao dịch USD, lãi suất bình quân liên nhà băng trong tuần tương đối ổn định, giảm nhẹ ở 1 số kỳ hạn so với tuần trước. Cụ thể, lãi suất một số kỳ hạn then chốt như qua đêm giữ nguyên tại mức 0,10%/năm, kỳ hạn 01 tuần và 01 tháng giảm lần lượt 0,01%/năm và 0,03%/năm xuống mức 0,11%/năm và 0,20%/năm.
Theo giới chuyên môn, thị trường liên ngân hàng đi xuống tuần qua nhờ thanh khoản của hệ thống dồi dào. Tiền gửi vào ngân hàng vẫn tăng trưởng đều đặn trong khi nhu cầu vay vốn tín dụng sụt giảm trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng. Tiền gửi thậm chí còn tăng cao hơn thời gian trước bởi nhiều tổ chức doanh nghiệp không hoạt động kinh doanh được hoặc hoạt động cầm chừng, phải đem tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng lấy lãi.