5 Điều bạn nên tránh khi vay tín chấp tiêu dùng
Vay tín chấp (vay không cần tài sản đảm bảo) ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Đây là hình thức ngân hàng cho các cá nhân được vay vốn mà không cần bất cứ các tài sản thế chấp hay sự bảo lãnh của các đơn vị, tổ chức. Ngân hàng sẽ đánh giá dựa vào hồ sơ của bạn để đưa ra mức tiền mà bạn có thể vay, cũng như lãi suất mà bạn phải chịu. Tuy nhiên, nhiều người mắc phải một số thiếu sót, sai lầm dẫn đến hồ sơ vay không được duyệt, hay khoản vay chịu lãi suất cao, hoặc mất khả năng trả nợ.
Xem thêm: Vay tín chấp ngân hàng Shinhan bank, vay tín chấp Vietcombank, Vay tín chấp VPBank
Vay vốn ngân hàng không cần thế chấp
1. Không tìm hiểu hay so sánh
Thường ngày, trước khi chúng ta mua một mặt hàng nào đó, chúng ta sẽ tìm hiểu và so sánh giá cả, đúng không nè? Vay tín chấp cũng vậy. Bạn nên tìm hiểu, nghiên cứu, và so sánh các khoản vay đến từ nhiều ngân hàng / công ty tài chính khác nhau trên thị trường để chọn được khoản vay phù hợp với nhu cầu của bạn nhất.
Bạn cũng đừng quên so sánh lãi suất và các chi phí khác của khoản vay như lãi suất phạt nếu trả nợ trễ, phí phạt nếu trả nợ trễ, và phí tất toán (trả nợ sớm).
2. Không chú ý đến điểm tín dụng
Điểm tín dụng của mỗi cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng nhất để ngân hàng hoặc công ty tài chính xác định khách hàng có đủ điều kiện vay, mức lãi suất và hạn mức vay.
Điểm tín dụng của bạn giúp ngân hàng / công ty tài chính biết bạn có trả nợ đúng hạn hay không. Nếu điểm tín dụng của bạn tốt, bạn không phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn bị điểm tín dụng xấu, bạn phải cố gắng trả hết nợ trước khi đăng ký vay một khoản mới.
3. Không đọc kỹ hợp đồng
Khi được ngân hàng / công ty tài chính duyệt vay, nhân viên sẽ đưa bạn một bản hợp đồng khá dày. Nhiều người thường bỏ qua các chi tiết nhỏ. Điều này không tốt chút nào. Vì bạn sẽ được yêu cầu ký lên từng tờ của hợp đồng, nghĩa là bạn chấp nhận tất cả những điều khoản nêu trong đó. GoBear khuyên bạn đọc thật kỹ hợp đồng, đặc biệt chú ý đến những mục về lãi suất, phí phạt, và lãi phạt. Bạn có thể xin bản photo của hợp đồng để đọc trước ngày ký hợp đồng với ngân hàng / công ty tài chính.
4. Không điền đầy đủ vào đơn xin vay
Bạn nên điền đầy đủ thông tin vào đơn xin vay tín chấp. Ngoài ra, tất cả các thông tin này phải chính xác. Nếu bạn cung cấp thông tin sai, điểm tín dụng của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Thậm chí, trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể bị kiện.
5. Vay quá nhiều
Trước khi làm hồ sơ vay tín chấp, bạn cần xác định rõ nhu cầu và khả năng trả nợ của mình. Đừng vì thấy hạn mức được vay cao và thủ tục đơn giản, không cần thế chấp tài sản mà vay một khoản tiền lớn để rồi ngập trong nợ nần